BASEDOW - BỆNH CƯỜNG GIÁP GÂY BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM.
- Thứ năm - 12/01/2023 21:24
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bệnh Basedow được biết đến là một trong những căn bệnh cường giáp khá phổ biến hiện nay. Nếu không nhận biết sớm và điều trị tích cực có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
1. Basedow là gì?
Bệnh Basedow (hay bệnh Parry, Graves, cường giáp tự miễn) là một dạng bệnh nội tiết, rối loạn tự miễn dịch, khiến tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone trong cơ thể. Bệnh Basedow là dạng phổ biến nhất (khoảng 90%) của cường giáp.
2. Triệu chứng/Dấu hiệu nhận biết:
- Bướu giáp: Thường xuất hiện bướu giáp lớn, lan tỏa, tương đối đều, có thể cứng hoặc mềm, di động khi nuốt. Bướu giáp to dần theo sự phát triển của bệnh, dẫn đến chèn ép lên các cơ quan lân cận, ảnh hưởng đến mạch máu và dây thần kinh.
- Thần kinh cơ: Bệnh nhân run tay, khó điều khiển hoạt động. Ngoài ra, tính khí bệnh nhân cũng thường thay đổi thất thường, mất ngủ, dễ nóng giận, khó tập trung, cáu gắt hoặc bực tức, mất ngủ.
- Tim mạch: Hồi hộp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim cả khi khi nghỉ ngơi hay làm việc gắng sức. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị, phù hai chi dưới, khó thở, mệt, hụt hơi.
- Tiêu hóa: Ăn nhiều nhưng vẫn gầy, hay bị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy, vàng da,…
- Tăng chuyển hóa: Luôn có cảm giác nóng bức, thích ứng thời tiết lạnh tốt hơn thời tiết nóng, uống nhiều nước, người gầy nhanh.
- Triệu chứng rối loạn sinh lý: Rối loạn sinh lý, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới và giảm ham muốn ở nam giới.
- Mắt: Lồi mắt, mi mắt nhắm không kín,...
3 Biến chứng của bệnh Basedow: - Đối với phụ nữ mắc bệnh cường giáp Basedow trong thời gian mang thai có thể phải đối mặt với biến chứng sẩy thai, sinh non, rối loạn chức năng tuyến giáp của thai, suy thai, suy tim và tiền sản giật.
-Basedow có thể làm rối loạn nhịp tim, thay đổi trong cấu trúc và chức năng của cơ tim, khiến tim không bơm đủ máu để nuôi dưỡng cơ thể. Đặc biệt là xuất hiện cơn bão giáp đây là một biến chứng ít gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
4. Phòng tránh bệnh.
- Thường xuyên tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nâng cao thể trạng sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cơ thể;
- Đeo kính để bảo vệ mắt khỏi bụi, vệ sinh mắt hàng ngày;
- Không hút thuốc lá, tránh sử dụng chất kích thích hay hóa chất độc hại ảnh hưởng tới hệ hô hấp;
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều iod, không sờ nắn tác động nhiều ở vùng tuyến giáp;
- Cần giữ tinh thần thoải mái và suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng mệt mỏi, buồn phiền;
- Điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai vì thai sản là yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng thêm;
- Tuân thủ điều trị và tái khám thường xuyên theo lịch hẹn.
Bệnh Basedow (hay bệnh Parry, Graves, cường giáp tự miễn) là một dạng bệnh nội tiết, rối loạn tự miễn dịch, khiến tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone trong cơ thể. Bệnh Basedow là dạng phổ biến nhất (khoảng 90%) của cường giáp.
2. Triệu chứng/Dấu hiệu nhận biết:
- Bướu giáp: Thường xuất hiện bướu giáp lớn, lan tỏa, tương đối đều, có thể cứng hoặc mềm, di động khi nuốt. Bướu giáp to dần theo sự phát triển của bệnh, dẫn đến chèn ép lên các cơ quan lân cận, ảnh hưởng đến mạch máu và dây thần kinh.
- Thần kinh cơ: Bệnh nhân run tay, khó điều khiển hoạt động. Ngoài ra, tính khí bệnh nhân cũng thường thay đổi thất thường, mất ngủ, dễ nóng giận, khó tập trung, cáu gắt hoặc bực tức, mất ngủ.
- Tim mạch: Hồi hộp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim cả khi khi nghỉ ngơi hay làm việc gắng sức. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị, phù hai chi dưới, khó thở, mệt, hụt hơi.
- Tiêu hóa: Ăn nhiều nhưng vẫn gầy, hay bị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy, vàng da,…
- Tăng chuyển hóa: Luôn có cảm giác nóng bức, thích ứng thời tiết lạnh tốt hơn thời tiết nóng, uống nhiều nước, người gầy nhanh.
- Triệu chứng rối loạn sinh lý: Rối loạn sinh lý, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới và giảm ham muốn ở nam giới.
- Mắt: Lồi mắt, mi mắt nhắm không kín,...
3 Biến chứng của bệnh Basedow: - Đối với phụ nữ mắc bệnh cường giáp Basedow trong thời gian mang thai có thể phải đối mặt với biến chứng sẩy thai, sinh non, rối loạn chức năng tuyến giáp của thai, suy thai, suy tim và tiền sản giật.
-Basedow có thể làm rối loạn nhịp tim, thay đổi trong cấu trúc và chức năng của cơ tim, khiến tim không bơm đủ máu để nuôi dưỡng cơ thể. Đặc biệt là xuất hiện cơn bão giáp đây là một biến chứng ít gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
4. Phòng tránh bệnh.
- Thường xuyên tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nâng cao thể trạng sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cơ thể;
- Đeo kính để bảo vệ mắt khỏi bụi, vệ sinh mắt hàng ngày;
- Không hút thuốc lá, tránh sử dụng chất kích thích hay hóa chất độc hại ảnh hưởng tới hệ hô hấp;
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều iod, không sờ nắn tác động nhiều ở vùng tuyến giáp;
- Cần giữ tinh thần thoải mái và suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng mệt mỏi, buồn phiền;
- Điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai vì thai sản là yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng thêm;
- Tuân thủ điều trị và tái khám thường xuyên theo lịch hẹn.