BỆNH GOUT (GÚT): NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
- Thứ ba - 12/04/2022 04:16
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bệnh Gout (còn gọi là gút hay thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.
Từng được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu” nhưng ngày nay bệnh Gout (gút) không còn hiếm nữa, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng và trẻ hóa.
Triệu chứng của bệnh Gout
Đau khớp dữ dội: Triệu chứng đau xảy ra phần lớn ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Các khớp ở háng, vai và vùng chậu thì tần suất xảy ra ít hơn. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu.
Đau âm ỉ, kéo dài: Sau cơn đau dữ dội của đợt cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian sau đó, cơn đau có thể vài ngày hoặc vài tuần, tần suất lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.
Viêm và tấy đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ.
Các đối tượng có nguy cơ bị Gout: Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như:
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn và mật độ khớp bị ảnh hưởng có thể rộng hơn, nồng độ acid uric cao và không được điều trị trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm:
Nếu thăm khám sớm và được điều trị đúng phương pháp kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, hầu hết các tổn thương và biến chứng do bệnh gây ra có thể được ngăn chặn.
Triệu chứng của bệnh Gout
Đau khớp dữ dội: Triệu chứng đau xảy ra phần lớn ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Các khớp ở háng, vai và vùng chậu thì tần suất xảy ra ít hơn. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu.
Đau âm ỉ, kéo dài: Sau cơn đau dữ dội của đợt cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian sau đó, cơn đau có thể vài ngày hoặc vài tuần, tần suất lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.
Viêm và tấy đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ.
Các đối tượng có nguy cơ bị Gout: Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như:
- Nam giới sau tuổi 40;
- Phụ nữ ở tuổi mãn kinh; Di truyền; Đang sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể như: thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate…;
- Thừa cân, béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh vì có nhiều mô cơ thể luân chuyển hơn, đồng nghĩa với việc sản xuất nhiều acid uric hơn dưới dạng chất thải chuyển hóa. Nồng độ chất béo trong cơ thể cao hơn cũng làm tăng mức độ viêm toàn thân do các tế bào chất béo sản xuất ra các cytokine gây viêm.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn và mật độ khớp bị ảnh hưởng có thể rộng hơn, nồng độ acid uric cao và không được điều trị trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm:
- Sỏi thận
- Giảm độ lọc của cầu thận.
- Mức độ nặng của bệnh cũng liên quan đến tỷ lệ cao của bệnh tim thiếu máu.
- Hoại tử khớp và tàn phế khi các hạt tophi vỡ gây ra loét.
- Hẹp động mạch có thể dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim hoặc các vấn đề về tim khác.
- Thoái hóa ở khớp.
- Tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt.
- Xuất hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, trong đó có trầm cảm
- Có dấu hiệu rối loạn cương ở nam giới.
Nếu thăm khám sớm và được điều trị đúng phương pháp kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, hầu hết các tổn thương và biến chứng do bệnh gây ra có thể được ngăn chặn.