Cẩn trọng khi sử dụng các loại cây rừng.
- Thứ ba - 03/01/2023 02:56
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vào tháng 12/2022 đã có 02 trẻ em ở xã Sơn Lập, Bảo Lạc đã tử vong do ăn nhầm lá ngón trong quá trình chơi ở gần nhà. Các ca bệnh tự tử do ăn lá ngón ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn thường xuyên xảy ra, hoặc ngộ độc do sử dụng nấm rừng, các loại cây chế biến thành các món ăn...
Sinh sống ở một tỉnh miền núi, người dân trên địa bàn tỉnh vẫn có thói quen sử dụng các loại cây rừng như một nguồn thực phẩm tự nhiên. Song vì thiếu kiến thức trong phân biệt giữa các loại lá, cây rừng ăn được với các loại cây có chứa độc tố, nhiều trường hợp đã bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm cây có độc. Thực trạng đó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với người dân khi lựa chọn, sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên.
Thực tế trên cho thấy, có không ít người dân chưa trang bị cho mình kiến thức phân biệt các loại cây rừng vô hại với các loại cây có chứa độc tố dẫn đến nhiều tình huống đau lòng. Các bác sỹ Khoa cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết: Các vụ ngộ độc do lá cây rừng xảy ra chủ yếu đối với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, hoặc những người lao động từ tỉnh khác đến, không biết cách nhận biết lá cây có chứa độc tố, nhìn thấy có màu sắc đẹp bắt mắt có thể hái để ăn. Bệnh nhân khi ăn phải các loại lá, cây chứa độc tố thường có biểu hiện như: đau bụng, buồn nôn, choáng váng. Đối với các trường hợp nặng thường bị khó thở, nôn mửa, tiêu chảy, dần dẫn tới tình trạng suy thận, suy gan cấp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi có các biểu hiện ngộ độc sau khi ăn, uống thực phẩm nghi có độc tố tự nhiên, người dân cần nhanh chóng đưa người bị ngộ độc tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử trí kịp thời.
Qua đó, các ngành chức năng cũng khuyến cáo đến người dân không nên ăn các loại lá, cây rừng không rõ nguồn gốc; không nên tự ý sưu tầm các loại lá, cây, củ, quả lạ từ thông tin truyền miệng mà chưa được kiểm chứng; không sử dụng các loại rau, củ, quả lạ để ngâm rượu… để phòng chống ngộ độc đáng tiếc xảy ra. Người dân cần nâng cao cảnh giác, chủ động trang bị kiến thức về các loại rau, quả rừng lạ qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, internet…
Thực tế trên cho thấy, có không ít người dân chưa trang bị cho mình kiến thức phân biệt các loại cây rừng vô hại với các loại cây có chứa độc tố dẫn đến nhiều tình huống đau lòng. Các bác sỹ Khoa cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết: Các vụ ngộ độc do lá cây rừng xảy ra chủ yếu đối với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, hoặc những người lao động từ tỉnh khác đến, không biết cách nhận biết lá cây có chứa độc tố, nhìn thấy có màu sắc đẹp bắt mắt có thể hái để ăn. Bệnh nhân khi ăn phải các loại lá, cây chứa độc tố thường có biểu hiện như: đau bụng, buồn nôn, choáng váng. Đối với các trường hợp nặng thường bị khó thở, nôn mửa, tiêu chảy, dần dẫn tới tình trạng suy thận, suy gan cấp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi có các biểu hiện ngộ độc sau khi ăn, uống thực phẩm nghi có độc tố tự nhiên, người dân cần nhanh chóng đưa người bị ngộ độc tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử trí kịp thời.
Qua đó, các ngành chức năng cũng khuyến cáo đến người dân không nên ăn các loại lá, cây rừng không rõ nguồn gốc; không nên tự ý sưu tầm các loại lá, cây, củ, quả lạ từ thông tin truyền miệng mà chưa được kiểm chứng; không sử dụng các loại rau, củ, quả lạ để ngâm rượu… để phòng chống ngộ độc đáng tiếc xảy ra. Người dân cần nâng cao cảnh giác, chủ động trang bị kiến thức về các loại rau, quả rừng lạ qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, internet…