Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào?
- Thứ hai - 27/06/2022 22:56
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Với những bé bị bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ, tức là chỉ có mụn nước và loét miệng thì cha mẹ có thể tự chăm sóc và theo dõi điều trị ở nhà. Chăm sóc bệnh tay chân miệng đúng cách sẽ giúp cho trẻ tránh được các biến chứng nguy hiểm.
1. Các bước chăm sóc
Khi thấy trẻ có các triệu chứng như sốt cao kéo dài từ 48 tiếng trở đi, quấy khóc, nôn nhiều lần, ngủ lịm, run tay chân, hay bị giật mình nhất khi trẻ thức, thở nhanh, mạch nhanh, đi loạng choạng - những dấu hiệu cảnh bảo biến chứng nguy hiểm, cần đưa bé đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
2. Đề phòng chân tay miệng.
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Do vậy, các bậc cha mẹ có thể phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ bằng những cách sau:
- Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước mát. Không cho trẻ ngậm vú nhựa, ăn thức ăn thô cứng, đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống có vị chua, cay.
- Chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt và giảm đau paracetamol. Các loại thuốc còn lại nếu dùng phải do bác sĩ kê đơn. Bổ sung đủ nước cho bé nếu bé sốt cao bị mất nước.
- Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn.
- Ở các vết thương hở ngoài da do phỏng nước để lại nên dùng các loại dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý nếu trẻ làm được.
- Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ chưa nhiễm bệnh, người lớn khi chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng cũng nên đeo khẩu trang và rửa tay sạch bằng xà phòng để sát khuẩn, tránh lây lan sang những trẻ khác.
- Quần áo, tã lót hay vật dụng của trẻ bị bệnh cần được ngâm dung dịch sát khuẩn như cloramin B 2%. Hoặc có thể luộc qua nước sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.
- Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hàng ngày bằng nước sạch để tránh bị nhiễm khuẩn.
- Theo dõi sát sao tình trạng bệnh của bé để khi có dấu hiệu bất thường có thể ứng biến kịp thời.
Khi thấy trẻ có các triệu chứng như sốt cao kéo dài từ 48 tiếng trở đi, quấy khóc, nôn nhiều lần, ngủ lịm, run tay chân, hay bị giật mình nhất khi trẻ thức, thở nhanh, mạch nhanh, đi loạng choạng - những dấu hiệu cảnh bảo biến chứng nguy hiểm, cần đưa bé đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
2. Đề phòng chân tay miệng.
Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Do vậy, các bậc cha mẹ có thể phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ bằng những cách sau:
- Thường xuyên rửa tay chân cho trẻ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là trước và sau khi ăn, đi vệ sinh.
- Phụ huynh cần đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé. Đặc biệt là lúc thay quần áo, tã, tiếp xúc với phân, nước bọt hay khăn trải giường của bé.
- Vệ sinh sạch các vật dụng như đồ chơi, tay nắm cửa, thanh vịn, lan can sàn nhà.
- Lau sàn nhà bằng nước lau sàn.