Những vấn đề liên quan đến sức khỏe "hậu Covid - 19" và cách chăm sóc
- Thứ hai - 14/02/2022 20:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo WHO, hậu COVID-19 là tình trạng xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Theo số liệu thông kê chưa đầy đủ tại các cơ sở chuyên điều trị bệnh nhân COVID-19 có 1 tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện tình trạng hậu COVID-19 , với các triệu chứng phổ biến sau:
- Khó thở hoặc cảm giác hụt hơi.
- Mệt mỏi hay chóng mặt.
- Các triệu chứng sẽ nặng hơn sau các hoạt động thể lực hoặc tinh thần.
- Ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung tư tưởng và rối loại giấc ngủ (đôi khi còn được gọi “Sương mù não”).
- Ho kéo dài.
- Đau ngực.
- Thay đổi giọng nói.
- Đau cơ.
- Mất vị giác hoặc rối loạn cảm giác vị giác, khứu giác.
- Đau đầu.
- Đau cơ hay đau khớp.
- Trầm cảm hoặc lo lắng.
- Sốt.
Ở những người xảy ra tình trạng hậu covid 19 sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới các hoạt động trong cuộc sống cũng như trong công việc, sinh hoạt hằng ngày.
Với biểu hiện suy giảm thể lực và trí lực cần được duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, điều này cần thiết và quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe toàn diện, nhanh chóng cho người bệnh.
Ngay sau khi ra viện tùy theo điều kiện gia đình và sức ăn, người bệnh cần được xây dựng chế độ ăn hợp lý chia làm nhiều bữa trong ngày, nên ăn nhiều rau, uống đủ lượng nước hàng ngày, nước trái cây, bổ sung thêm các loại vi chất như tôm, cua, cá, hàu…Hạn chế ăn, uống các chất kích thích, nước có ga.
Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái để hạn chế các biểu hiện hậu covid-19 do căng thẳng. Duy trì thời gian ngủ nghỉ hợp lý, luyện tập thường xuyên các bài tập phục hồi chức năng phổi như tập thở, tập vận động nhẹ nhàng nâng cao sức khỏe như đi bộ chậm, tập thể dục, tập dưỡng sinh…
Cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút/ngày.
Với người đã hoàn thành thời gian tự cách ly, khuyến khích họ tham gia các hoạt động cùng với người thân như chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa để sớm quay lại trạng thái sinh hoạt thường ngày.
Đặc biệt với người cao tuổi, việc trò chuyện cùng người thân trong gia đình và được động viên, chia sẻ sẽ giúp giảm sự lo lắng, kích thích hoạt động não sau khi khỏi bệnh COVID-19. Nên khuyến khích người đã khỏi bệnh COVID-19 tham gia các hoạt động tinh thần như đọc sách/báo, tham gia bàn luận về tin tức trong ngày…
Khi đã phục hồi và âm tính với SARS-CoV-2, người bệnh vẫn nên chú ý tuân thủ thật nghiêm túc 5k để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
- Mệt mỏi hay chóng mặt.
- Các triệu chứng sẽ nặng hơn sau các hoạt động thể lực hoặc tinh thần.
- Ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung tư tưởng và rối loại giấc ngủ (đôi khi còn được gọi “Sương mù não”).
- Ho kéo dài.
- Đau ngực.
- Thay đổi giọng nói.
- Đau cơ.
- Mất vị giác hoặc rối loạn cảm giác vị giác, khứu giác.
- Đau đầu.
- Đau cơ hay đau khớp.
- Trầm cảm hoặc lo lắng.
- Sốt.
Ở những người xảy ra tình trạng hậu covid 19 sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới các hoạt động trong cuộc sống cũng như trong công việc, sinh hoạt hằng ngày.
Với biểu hiện suy giảm thể lực và trí lực cần được duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, điều này cần thiết và quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe toàn diện, nhanh chóng cho người bệnh.
Ngay sau khi ra viện tùy theo điều kiện gia đình và sức ăn, người bệnh cần được xây dựng chế độ ăn hợp lý chia làm nhiều bữa trong ngày, nên ăn nhiều rau, uống đủ lượng nước hàng ngày, nước trái cây, bổ sung thêm các loại vi chất như tôm, cua, cá, hàu…Hạn chế ăn, uống các chất kích thích, nước có ga.
Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái để hạn chế các biểu hiện hậu covid-19 do căng thẳng. Duy trì thời gian ngủ nghỉ hợp lý, luyện tập thường xuyên các bài tập phục hồi chức năng phổi như tập thở, tập vận động nhẹ nhàng nâng cao sức khỏe như đi bộ chậm, tập thể dục, tập dưỡng sinh…
Cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút/ngày.
Với người đã hoàn thành thời gian tự cách ly, khuyến khích họ tham gia các hoạt động cùng với người thân như chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa để sớm quay lại trạng thái sinh hoạt thường ngày.
Đặc biệt với người cao tuổi, việc trò chuyện cùng người thân trong gia đình và được động viên, chia sẻ sẽ giúp giảm sự lo lắng, kích thích hoạt động não sau khi khỏi bệnh COVID-19. Nên khuyến khích người đã khỏi bệnh COVID-19 tham gia các hoạt động tinh thần như đọc sách/báo, tham gia bàn luận về tin tức trong ngày…
Khi đã phục hồi và âm tính với SARS-CoV-2, người bệnh vẫn nên chú ý tuân thủ thật nghiêm túc 5k để bảo vệ bản thân và cộng đồng.