Sơ cứu, phòng tránh rết cắn
- Thứ tư - 12/05/2021 00:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hồi 23h 09phút ngày 10/5/2021 Khoa Cấp Cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.B 97 tuổi, trú tại Phường Sông Hiến - TP Cao Bằng, nhập viện do bị rết cắn trong tình trạng sưng đau các ngón chân trái sau khi tiếp nhận, thăm khám bệnh nhân được chẩn đoán: Rết cắn/Tăng huyết áp, Theo lời kể bệnh nhân, trước khi vào viện khoảng 30 phút, bệnh nhân đi đóng cửa bếp do trời tối không nhìn thấy nên đã bị rết cắn vào ngón chân trái, sau khi bị cắn bệnh nhân thấy ngón chân sưng, đỏ, đau Người nhà kiểm tra xung quanh phát hiện một con rết dài khoảng 20cm đang bò ngay gần đấy. Bệnh nhân được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện và được xử trí kịp thời, không gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Hiện nay thời tiết đã chuyển sang mùa hè với nhiều đợt mưa dài ngày, khí hậu ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho cho các loại chân đốt như Rết phát triển. Chúng thích hoạt động về đêm nên khị bị cắn thường bị vào các đêm mùa hè.
Rết là loại côn trùng độc hại, có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc, khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí hôn mê. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiển đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Qua trường hợp trên các bác sỹ khuyến cáo khi bị rết cắn: Có thể xảy ra bất ngờ, nếu vô tình chạm, dẫm đạp vào nó. Khi bị rết cắn, trước khi áp dụng các bài thuốc chữa trị rết cắn, việc đầu tiên cần làm là hãy tìm bất cứ một sợi dây nào có thể tìm thấy được gần đó để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga – rô) nhằm mục đích hạn chế nọc độc của rết truyền về tim. Sau khi thực hiện bước này mới điều trị bằng các bài thuốc. Các trường hợp bị kích ứng mạnh nên thực hiện các bước sơ cứu ngăn máu lưu thông từ vết cắn vào sâu cơ thể bằng cách buộc lại và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.
Để tránh và hạn chế Rết có trong nhà, nên có cách biện pháp diệt và phòng chống rết cho ngôi nhà mình đang ở.
- Hãy luôn giữ nhà của sạch sẽ thoáng mát và tránh ẩm thấp.
- Đeo bao tay, chân khi đi vào các khu vực nhiều rết.
- Rác, thực phẩm không sử dụng nên loại bỏ ra khỏi nhà để hạn chế nơi trú ngụ và nguồn thức ăn cho rết.
- Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng lại là phương pháp rất hiệu quả để diệt rết cũng như các loại động vật chân khớp khác.
- Định kỳ phun thuốc diệt muỗi, côn trùng loại bỏ côn trùng gây hại và rết ra khỏi nhà.
Rết là loại côn trùng độc hại, có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc, khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí hôn mê. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiển đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Qua trường hợp trên các bác sỹ khuyến cáo khi bị rết cắn: Có thể xảy ra bất ngờ, nếu vô tình chạm, dẫm đạp vào nó. Khi bị rết cắn, trước khi áp dụng các bài thuốc chữa trị rết cắn, việc đầu tiên cần làm là hãy tìm bất cứ một sợi dây nào có thể tìm thấy được gần đó để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga – rô) nhằm mục đích hạn chế nọc độc của rết truyền về tim. Sau khi thực hiện bước này mới điều trị bằng các bài thuốc. Các trường hợp bị kích ứng mạnh nên thực hiện các bước sơ cứu ngăn máu lưu thông từ vết cắn vào sâu cơ thể bằng cách buộc lại và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.
Để tránh và hạn chế Rết có trong nhà, nên có cách biện pháp diệt và phòng chống rết cho ngôi nhà mình đang ở.
- Hãy luôn giữ nhà của sạch sẽ thoáng mát và tránh ẩm thấp.
- Đeo bao tay, chân khi đi vào các khu vực nhiều rết.
- Rác, thực phẩm không sử dụng nên loại bỏ ra khỏi nhà để hạn chế nơi trú ngụ và nguồn thức ăn cho rết.
- Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng lại là phương pháp rất hiệu quả để diệt rết cũng như các loại động vật chân khớp khác.
- Định kỳ phun thuốc diệt muỗi, côn trùng loại bỏ côn trùng gây hại và rết ra khỏi nhà.