Thực hiện xét nghiệm và vấn đề người dân mong muốn được xét nghiệm tự nguyện COVID-19.
- Thứ ba - 01/06/2021 02:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, số địa phương, số người mắc, số người tử vong tiếp tục gia tăng. Công tác phòng chống dịch được triển khai quyết liệt, đồng bộ với các hoạt động chủ động xét nghiệm, truy vết, khoanh vùng dập dịch, cách ly y tế... Phát hiện kịp thời phát hiện những người nghi nhiễm bệnh là một việc quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là đối với đại dịch COVID-19 để hạn chế lây lan ra cộng đồng.
Việc xét nghiệm là một hoạt động quan trọng nhất để phát hiện sớm và chính xác nhất tác nhân gây bệnh, qua đó đưa ra biện pháp và khoanh vùng kịp thời, tránh để dịch bệnh lây lan. Để công tác phòng chống dịch có hiểu quả các lực lượng phòng chống dịch đang tập trung vào đối tượng có nguy cơ như nguời tiếp xúc gần (F1), người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2, F3), người đang sống ở trong vùng dịch, người từ vùng dịch đến, người xuất cảnh, nhập cảnh...hoặc thực hiện xét nghiệm phục vụ công tác điều trị, theo dõi, đánh giá, tiên lượng người bệnh, xét nghiệm trước khi chuyển tuyến để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho tuyến bệnh nhân chuyển đến.
Thời gian gần đây xuất hiện một số người dân do lo lắng về dịch bệnh, sợ mình đã nhiễm bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế đề nghị được xét nghiệm. Một số người cần đến những nơi có yêu cầu có kết quả xét nghiệm với kết quả âm tính. Việc người dân quan tâm đến dịch bệnh và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống là rất đáng được hoan nghênh, khuyến khích cũng như như cầu xét nghiệm tự nguyện theo yêu cầu để đến một số địa phương, vùng miền, quốc gia, lãnh thổ là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, do tập trung nỗ lực cho công tác phòng chống dịch bệnh, việc cung cấp dịch vụ xét nghiệm tự nguyện theo nhu cầu người dân ở nhiều địa phương đang gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất cũng như nhân lực chưa đáp ứng.
Về lý thuyết do đã có ca lây nhiễm tại cộng đồng và bệnh có thể lây lan trong không khí nên mỗi người khi tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19, hoặc trong địa bàn có người nhiễm bệnh đều có khả năng nhiễm bệnh. Tuy nhiên, để phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, hoạt động xét nghiệm cần tập trung cho những người có nguy cơ, cho nhóm đối tượng cần thiết như: người có yếu tố dịch tễ, người có biểu hiện lâm sàng, những nhóm cơ thể có sức đề kháng thấp, có bệnh nền, điều trị lâu ngày trong bệnh viện...
Việc người dân đổ xô đi xét nghiệm tự nguyện ngoài việc tạo áp lực cho hệ thống y tế còn là sự lãng phí và phát sinh tâm lý chủ quan khi có kết quả xét nghiệm âm tính. Những người vì lý do nào đó phải di chuyển đến nơi khác cần cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ đi khi thật cần thiết và hưởng ứng cuộc vận động "đứng yên là yêu nước" để góp phần chung sức phòng chống dịch.
Để xét nghiệm phát hiện virus COVID-19, hiện nay có 3 phương pháp có thể áp dụng, trong đó vật phẩm để xét nghiệm thường là các bệnh phẩm của bệnh nhân như dịch họng, dịch tỵ hầu và máu.
- Xét nghiệm Realtime RT - PCR: Phương pháp này còn được gọi là phương pháp sinh học phân tử, sử dụng bệnh phẩm của bệnh nhân sau đó khuếch đại để phát hiện các ARN của virus gây bệnh.
- Test nhanh bệnh phẩm: Đối với phương pháp này, những đối tượng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 được sàng lọc bằng các que thử nhanh mẫu bệnh phẩm.
- Xét nghiệm ELISA: còn được biết đến là xét nghiệm miễn dịch học, dùng để phát hiện những kháng thể kháng virus COVID-19 thông qua những bệnh phẩm của bệnh nhân.
Chi phí cho dịch vụ xét nghiệm COVID-19 là khác nhau tùy theo từng đối tượng dựa vào quy định của Nhà nước về việc thanh toán chi phí xét nghiệm theo chế độ BHYT.
Thời gian gần đây xuất hiện một số người dân do lo lắng về dịch bệnh, sợ mình đã nhiễm bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế đề nghị được xét nghiệm. Một số người cần đến những nơi có yêu cầu có kết quả xét nghiệm với kết quả âm tính. Việc người dân quan tâm đến dịch bệnh và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống là rất đáng được hoan nghênh, khuyến khích cũng như như cầu xét nghiệm tự nguyện theo yêu cầu để đến một số địa phương, vùng miền, quốc gia, lãnh thổ là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, do tập trung nỗ lực cho công tác phòng chống dịch bệnh, việc cung cấp dịch vụ xét nghiệm tự nguyện theo nhu cầu người dân ở nhiều địa phương đang gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất cũng như nhân lực chưa đáp ứng.
Về lý thuyết do đã có ca lây nhiễm tại cộng đồng và bệnh có thể lây lan trong không khí nên mỗi người khi tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19, hoặc trong địa bàn có người nhiễm bệnh đều có khả năng nhiễm bệnh. Tuy nhiên, để phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, hoạt động xét nghiệm cần tập trung cho những người có nguy cơ, cho nhóm đối tượng cần thiết như: người có yếu tố dịch tễ, người có biểu hiện lâm sàng, những nhóm cơ thể có sức đề kháng thấp, có bệnh nền, điều trị lâu ngày trong bệnh viện...
Việc người dân đổ xô đi xét nghiệm tự nguyện ngoài việc tạo áp lực cho hệ thống y tế còn là sự lãng phí và phát sinh tâm lý chủ quan khi có kết quả xét nghiệm âm tính. Những người vì lý do nào đó phải di chuyển đến nơi khác cần cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ đi khi thật cần thiết và hưởng ứng cuộc vận động "đứng yên là yêu nước" để góp phần chung sức phòng chống dịch.
Để xét nghiệm phát hiện virus COVID-19, hiện nay có 3 phương pháp có thể áp dụng, trong đó vật phẩm để xét nghiệm thường là các bệnh phẩm của bệnh nhân như dịch họng, dịch tỵ hầu và máu.
- Xét nghiệm Realtime RT - PCR: Phương pháp này còn được gọi là phương pháp sinh học phân tử, sử dụng bệnh phẩm của bệnh nhân sau đó khuếch đại để phát hiện các ARN của virus gây bệnh.
- Test nhanh bệnh phẩm: Đối với phương pháp này, những đối tượng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 được sàng lọc bằng các que thử nhanh mẫu bệnh phẩm.
- Xét nghiệm ELISA: còn được biết đến là xét nghiệm miễn dịch học, dùng để phát hiện những kháng thể kháng virus COVID-19 thông qua những bệnh phẩm của bệnh nhân.
Chi phí cho dịch vụ xét nghiệm COVID-19 là khác nhau tùy theo từng đối tượng dựa vào quy định của Nhà nước về việc thanh toán chi phí xét nghiệm theo chế độ BHYT.