TIẾP NHẬN XỬ TRÍ CA BỆNH VIÊM PHỔI NẶNG DIỄN BIẾN NHANH
- Thứ sáu - 16/02/2024 02:07
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 15/2, Khoa Cấp cứu - Đơn vị đột quỵ, casino online tutbn
đã tiếp nhận, xử trí 01 trường hợp bệnh nhân nam 61 tuổi mắc viêm phổi rất nặng, đã có biến chứng suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn, suy gan, suy thận cấp trên nền bệnh nhân mắc bệnh lý Tăng huyết áp. Sau khi cấp cứu ban đầu, các bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản, thở máy, sử dụng thuốc vận mạch, kháng sinh và chuyển người bệnh đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị tiếp.
Viêm phổi là những viêm nhiễm ở phổi do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường do vi khuẩn hoặc virut. Thời tiết chuyển mùa đông xuân, đêm lạnh là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm phổi phát triển. Bệnh thường xảy ra khi thời tiết giao mùa, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí tử vong nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, đúng cách. Khi có các biến chứng chi phí điều trị thường rất lớn.
Bệnh nhân khi có các dấu hiệu: ho khan, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, xanh, vàng… đôi khi ho ra máu; Đau ngực, khó thở tăng dần; Sốt, ớn lạnh, đau đầu, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, đau cơ hoặc ý thức chậm (ở người già).
Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo khi có những triệu chứng nghi ngờ bị viêm phổi, mọi người cần đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán từ sớm. Không được tự ý mua thuốc uống ở nhà, dẫn tới việc khi đến bệnh viện đã quá muộn, dễ biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sỹ về sử dụng thuốc, chế độ nghỉ ngơi và ăn uống.
Để phòng tránh viêm phổi khi chuyển mùa, thời tiết thay đổi mỗi người cần chủ động giữ gìn sức khỏe, cần giữ ấm cơ thể tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, đặc biệt là giữ ấm vùng cổ, ngực nhất là với hai đối tượng dễ mắc viêm phổi là người cao tuổi, người có bệnh nền và trẻ nhỏ. Giữ vệ sinh nơi ở, đồ dùng hàng ngày, đeo khẩu trang khi ra ngoài và súc họng bằng nước muối để phòng các bệnh mũi họng. Chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Sắp xếp chế độ lao động, nghỉ ngơi, rèn luyện thể dục hợp lý theo thể trạng từng người.
Bệnh nhân khi có các dấu hiệu: ho khan, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, xanh, vàng… đôi khi ho ra máu; Đau ngực, khó thở tăng dần; Sốt, ớn lạnh, đau đầu, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, đau cơ hoặc ý thức chậm (ở người già).
Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo khi có những triệu chứng nghi ngờ bị viêm phổi, mọi người cần đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán từ sớm. Không được tự ý mua thuốc uống ở nhà, dẫn tới việc khi đến bệnh viện đã quá muộn, dễ biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sỹ về sử dụng thuốc, chế độ nghỉ ngơi và ăn uống.
Để phòng tránh viêm phổi khi chuyển mùa, thời tiết thay đổi mỗi người cần chủ động giữ gìn sức khỏe, cần giữ ấm cơ thể tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, đặc biệt là giữ ấm vùng cổ, ngực nhất là với hai đối tượng dễ mắc viêm phổi là người cao tuổi, người có bệnh nền và trẻ nhỏ. Giữ vệ sinh nơi ở, đồ dùng hàng ngày, đeo khẩu trang khi ra ngoài và súc họng bằng nước muối để phòng các bệnh mũi họng. Chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Sắp xếp chế độ lao động, nghỉ ngơi, rèn luyện thể dục hợp lý theo thể trạng từng người.