Tuần lễ Bệnh Glôcôm thế giới năm 2024 với chủ đề "Đoàn kết vì một thế giới không có bệnh Glôcôm"
- Thứ ba - 12/03/2024 20:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bệnh Glôcôm (tăng nhãn áp) là một nhóm các rối loạn liên quan đến mắt, dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác của mắt. Bệnh Glôcôm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên thế giới. Bệnh có diễn tiến thầm lặng và gây mất thị lực không có khả năng phục hồi. Cứ 200 người ở độ tuổi 40 thì có một người bị bệnh, tỷ lệ này tăng lên 1/8 ở độ tuổi 80. Song phần lớn dân số toàn cầu chưa nhận thức đầy đủ về mối nguy hại của bệnh lý này.
Tuần lễ Glôcôm thế giới năm 2024 diễn ra từ 10/3 đến 16/3 với chủ đề "Đoàn kết vì một thế giới không có bệnh Glôcôm" tập trung vào việc khuyến khích cộng đồng trên toàn thế giới cùng nhau chiến đấu chống lại mù lòa do bệnh tăng nhãn áp gây ra. Tăng cường nâng cao nhận thức trên toàn thế giới và tìm hiểu thêm về bệnh tăng nhãn áp.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Glôcôm là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau đục thủy tinh thể. Căn bệnh này đã ảnh hưởng tới gần 80 triệu người từ 40 – 80 tuổi. Đáng chú ý, trong tổng số bệnh nhân mắc Glocom trên toàn thế giới, Châu Á chiếm tới 47%, trong đó gần 50% người không biết mình có bệnh.
Glôcôm là bệnh lý tổn thương tiến triển của đầu dây thần kinh thị giác gây mất thị lực, đồng thời những tổn thương này không có khả năng phục hồi và có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Tuy nhiên, đối với nhiều bệnh nhân, việc điều trị sớm ở giai đoạn đầu có thể ngăn chặn được tổn thương. Điều đó có nghĩa là chẩn đoán càng sớm thì càng có nhiều cơ hội cứu được thị lực và người đó càng ít có khả năng bị mù.
Tuần lễ Glôcôm là một sự kiện quốc tế được tổ chức hàng năm nhằm tăng cường nhận thức về bệnh Glôcôm, tăng cường hoạt động tư vấn và nâng cao kiến thức cộng đồng về cách phòng tránh và điều trị bệnh này với thông điệp "chung tay hưởng ứng - phòng ngừa Glôcôm" nhắm mục đích cảnh báo mọi người nên khám chuyên khoa mắt và thần kinh thị giác thường xuyên để phát hiện bệnh Glôcôm càng sớm càng tốt để để được điều trị thành công và kịp thời giúp bảo vệ thị lực cho đôi mắt của bạn và giảm nguy cơ mù lòa về sau.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Glôcôm là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau đục thủy tinh thể. Căn bệnh này đã ảnh hưởng tới gần 80 triệu người từ 40 – 80 tuổi. Đáng chú ý, trong tổng số bệnh nhân mắc Glocom trên toàn thế giới, Châu Á chiếm tới 47%, trong đó gần 50% người không biết mình có bệnh.
Glôcôm là bệnh lý tổn thương tiến triển của đầu dây thần kinh thị giác gây mất thị lực, đồng thời những tổn thương này không có khả năng phục hồi và có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Tuy nhiên, đối với nhiều bệnh nhân, việc điều trị sớm ở giai đoạn đầu có thể ngăn chặn được tổn thương. Điều đó có nghĩa là chẩn đoán càng sớm thì càng có nhiều cơ hội cứu được thị lực và người đó càng ít có khả năng bị mù.
Tuần lễ Glôcôm là một sự kiện quốc tế được tổ chức hàng năm nhằm tăng cường nhận thức về bệnh Glôcôm, tăng cường hoạt động tư vấn và nâng cao kiến thức cộng đồng về cách phòng tránh và điều trị bệnh này với thông điệp "chung tay hưởng ứng - phòng ngừa Glôcôm" nhắm mục đích cảnh báo mọi người nên khám chuyên khoa mắt và thần kinh thị giác thường xuyên để phát hiện bệnh Glôcôm càng sớm càng tốt để để được điều trị thành công và kịp thời giúp bảo vệ thị lực cho đôi mắt của bạn và giảm nguy cơ mù lòa về sau.