Vi khuẩn HP và các xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn HP dạ dày
- Thứ hai - 23/11/2020 03:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo thống kê, có tới 60 - 70% dân số Việt Nam bị nhiễm khuẩn HP - tác nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày - tá tràng nguy cơ tiến triển sang ung thư dạ dày. Hiểu rõ test HP là gì, cách thức thực hiện ra sao sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trọng việc phát hiện và phòng ngừa loại vi khuẩn nguy hiểm này.
VI KHUẨN HP LÀ GÌ?
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là loại xoắn khuẩn gram âm, sống được trong môi trường acid (dạ dày người) với khả năng lây nhiễm cao. Không chỉ ở Việt nam, hầu hết các nước trên thế giới đều có nguy cơ mắc vi khuẩn HP nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Vi khuẩn HP được định nghĩa theo hai dạng là vi khuẩn HP âm tính và vi khuẩn HP dương tính. Khi xét nghiệm, bác sĩ không tìm thấy sự xuất hiện của vi khuẩn HP trong dạ dày thì sẽ nhận được kết quả là vi khuẩn HP âm tính. Ngược lại, nếu kết quả cho thấy trong dạ dày có loại vi khuẩn này thì bác sĩ sẽ kết luận dương tính với vi khuẩn HP.
Khi vào cơ thể vi khuẩn Hp có thể hoạt động phá hủy lớp niêm mạc gây tổn thương viêm loét dạ dày gây nên một số bệnh hay gặp do vi khuẩn Hp như: viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày và thậm chí là nguy cơ gây ung thư dạ dày rất cao.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NHIỄM VI KHUẨN HP
Thông thường, khi mới nhiễm vi khuẩn HP không gây ra một triệu chứng cụ thể nào. Chỉ đến khi các hiện tượng viêm, loét dạ dày – đại tràng xuất hiện, các biểu hiện cụ thể mới xuất hiện. Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP rõ nét nhất lúc này chính là tình trạng đau bụng âm ỉ, khó chịu. Cụ thể:
– Đau, rát bụng trên, nhất là khi đói
– Buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng mới ngủ dậy
– Ợ chua, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu
– Mệt mỏi, thiếu cân, thiếu máu, thiếu sắt
CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM CỦA VI KHUẨN HP
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn có tính lây nhiễm cao qua nhiều con đường. Chủ yếu là do tiếp xúc đường miệng – miệng, đường phân biệt, đường dạ dày – miệng và đường dạ dày – dạ dày.
Qua đường miệng – miệng: Con đường lây nhiễm có thể là do hôn trực tiếp, dùng chung bàn chải đánh răng, bát đũa, hành động nhai mớm.
Qua đường phân – miệng: Do người bệnh đi vệ sinh không sạch sẽ, vi khuẩn dính vào tay và đi vào miệng khi cầm nắm thức ăn.
Đường dạ dày – miệng: Hiện tượng người bệnh bị ợ chua, dịch dạ dày sẽ trào ra miệng.
Đường dạ dày – dạ dày: Con đường lây nhiễm xuất phát từ việc đi khám nội soi, khi các dụng cụ y tế không được khử trùng, diệt khuẩn, vi khuẩn sẽ bám vào đầu ống nội soi và đi vào cơ thể người không mang vi khuẩn HP.
VI KHUẨN HP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn xâm nhập, tấn công trực tiếp vào dạ dày sinh ra chất gây viêm cytotoxin từ đó dẫn đến loét dạ dày. Nếu người bệnh không có biện pháp ngăn ngừa nào, vi khuẩn sẽ hoạt động ngày càng mạnh mẽ, khi đó hiện tượng thủng dạ dày hay ung thư dạ dày hoàn toàn có thể xảy ra.
Khi bị nhiễm vi khuẩn HP nó có thể gây ra các bệnh như:
Viêm loét dạ dày – tá tràng: Lớp nhầy bảo vệ trong dạ dày sẽ bị tổn thương khi vi khuẩn xâm nhập quá lâu khiến acid tấn công niêm mạc dễ dàng hơn từ đó gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, nó cũng có thể gây xung huyết niêm mạc dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng.
Thủng dạ dày, ung thư dạ dày: Nếu không có biện pháp tiêu diệt vi khuẩn HP, tình trạng thủng dạ dày sẽ xảy ra. Đây là hệ quả nghiêm trọng nhất khi nhiễm vi khuẩn HP. Vì thế, cần thăm khám, tầm soát ung thư dạ dày sớm để có hướng điều trị hợp lý.
TEST HP VÀ CÁC HÌNH THỨC TEST HP
Xét nghiệm vi khuẩn HP, còn gọi là test HP giúp kiểm tra người bệnh có nhiễm khuẩn HP không và mức độ nhiễm khuẩn như thế nào. Những thông này rất cần thiết trong đánh giá mức độ bệnh dạ dày - tá tràng do vi khuẩn HP gây ra cũng như phòng ngừa nguy cơ tiến triển bệnh ở những người có nguy cơ cao.
Trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân cần dừng sử dụng kháng sinh trước 4 tuần, thuốc ức chế tiết acid trước 2 tuần nếu có.
Các hình thức, phương pháp test HP:
1. Test HP qua hơi thở
2. Test HP trong phân
3. Nội soi dạ dày
4. Test HP trong máu
Khi nhận được kết quả dương tính với vi khuẩn HP không có nghĩa là bị ung thư dạ dày, bởi việc mắc bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chủng vi khuẩn HP cũng là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu. Theo nghiên cứu, có tới 200 chủng vi khuẩn HP song chỉ có chủng mang gen CagA có động lực cao, có nguy cơ gây ung thư dạ dày. Vì thế bệnh nhân có thể làm xét nghiệm kiểm tra chủng vi khuẩn HP để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Test HP và sàng lọc sẽ được thực hiện ở những người bệnh có nguy cơ cao như: tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày, người sử dụng thuốc điều trị làm tổn thương dạ dày trong thời gian dài, lạm dụng thuốc kháng sinh khiến vi khuẩn kháng thuốc, điều trị dai dẳng không khỏi,…
Nắm được các thông tin Vi khuẩn HP và các xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn HP dạ dày sẽ giúp người bệnh chủ động hơn. Hiện nay, BVĐK tỉnh Cao Bằng có thực hiện kỹ thuật test HP bằng phương pháp test HP trong máu bệnh nhân có thể để thăm khám, tư vấn chỉ định thực hiện test HP phù hợp cũng như sàng lọc phòng ngừa nguy cơ ung thư dạ dày nếu cần thiết.
Xét nghiệm máu kiểm tra vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là loại xoắn khuẩn gram âm, sống được trong môi trường acid (dạ dày người) với khả năng lây nhiễm cao. Không chỉ ở Việt nam, hầu hết các nước trên thế giới đều có nguy cơ mắc vi khuẩn HP nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Vi khuẩn HP được định nghĩa theo hai dạng là vi khuẩn HP âm tính và vi khuẩn HP dương tính. Khi xét nghiệm, bác sĩ không tìm thấy sự xuất hiện của vi khuẩn HP trong dạ dày thì sẽ nhận được kết quả là vi khuẩn HP âm tính. Ngược lại, nếu kết quả cho thấy trong dạ dày có loại vi khuẩn này thì bác sĩ sẽ kết luận dương tính với vi khuẩn HP.
Khi vào cơ thể vi khuẩn Hp có thể hoạt động phá hủy lớp niêm mạc gây tổn thương viêm loét dạ dày gây nên một số bệnh hay gặp do vi khuẩn Hp như: viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày và thậm chí là nguy cơ gây ung thư dạ dày rất cao.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NHIỄM VI KHUẨN HP
Thông thường, khi mới nhiễm vi khuẩn HP không gây ra một triệu chứng cụ thể nào. Chỉ đến khi các hiện tượng viêm, loét dạ dày – đại tràng xuất hiện, các biểu hiện cụ thể mới xuất hiện. Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP rõ nét nhất lúc này chính là tình trạng đau bụng âm ỉ, khó chịu. Cụ thể:
– Đau, rát bụng trên, nhất là khi đói
– Buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng mới ngủ dậy
– Ợ chua, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu
– Mệt mỏi, thiếu cân, thiếu máu, thiếu sắt
CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM CỦA VI KHUẨN HP
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn có tính lây nhiễm cao qua nhiều con đường. Chủ yếu là do tiếp xúc đường miệng – miệng, đường phân biệt, đường dạ dày – miệng và đường dạ dày – dạ dày.
Qua đường miệng – miệng: Con đường lây nhiễm có thể là do hôn trực tiếp, dùng chung bàn chải đánh răng, bát đũa, hành động nhai mớm.
Qua đường phân – miệng: Do người bệnh đi vệ sinh không sạch sẽ, vi khuẩn dính vào tay và đi vào miệng khi cầm nắm thức ăn.
Đường dạ dày – miệng: Hiện tượng người bệnh bị ợ chua, dịch dạ dày sẽ trào ra miệng.
Đường dạ dày – dạ dày: Con đường lây nhiễm xuất phát từ việc đi khám nội soi, khi các dụng cụ y tế không được khử trùng, diệt khuẩn, vi khuẩn sẽ bám vào đầu ống nội soi và đi vào cơ thể người không mang vi khuẩn HP.
VI KHUẨN HP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn xâm nhập, tấn công trực tiếp vào dạ dày sinh ra chất gây viêm cytotoxin từ đó dẫn đến loét dạ dày. Nếu người bệnh không có biện pháp ngăn ngừa nào, vi khuẩn sẽ hoạt động ngày càng mạnh mẽ, khi đó hiện tượng thủng dạ dày hay ung thư dạ dày hoàn toàn có thể xảy ra.
Khi bị nhiễm vi khuẩn HP nó có thể gây ra các bệnh như:
Viêm loét dạ dày – tá tràng: Lớp nhầy bảo vệ trong dạ dày sẽ bị tổn thương khi vi khuẩn xâm nhập quá lâu khiến acid tấn công niêm mạc dễ dàng hơn từ đó gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, nó cũng có thể gây xung huyết niêm mạc dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng.
Thủng dạ dày, ung thư dạ dày: Nếu không có biện pháp tiêu diệt vi khuẩn HP, tình trạng thủng dạ dày sẽ xảy ra. Đây là hệ quả nghiêm trọng nhất khi nhiễm vi khuẩn HP. Vì thế, cần thăm khám, tầm soát ung thư dạ dày sớm để có hướng điều trị hợp lý.
TEST HP VÀ CÁC HÌNH THỨC TEST HP
Xét nghiệm vi khuẩn HP, còn gọi là test HP giúp kiểm tra người bệnh có nhiễm khuẩn HP không và mức độ nhiễm khuẩn như thế nào. Những thông này rất cần thiết trong đánh giá mức độ bệnh dạ dày - tá tràng do vi khuẩn HP gây ra cũng như phòng ngừa nguy cơ tiến triển bệnh ở những người có nguy cơ cao.
Trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân cần dừng sử dụng kháng sinh trước 4 tuần, thuốc ức chế tiết acid trước 2 tuần nếu có.
Các hình thức, phương pháp test HP:
1. Test HP qua hơi thở
2. Test HP trong phân
3. Nội soi dạ dày
4. Test HP trong máu
Khi nhận được kết quả dương tính với vi khuẩn HP không có nghĩa là bị ung thư dạ dày, bởi việc mắc bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chủng vi khuẩn HP cũng là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu. Theo nghiên cứu, có tới 200 chủng vi khuẩn HP song chỉ có chủng mang gen CagA có động lực cao, có nguy cơ gây ung thư dạ dày. Vì thế bệnh nhân có thể làm xét nghiệm kiểm tra chủng vi khuẩn HP để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Test HP và sàng lọc sẽ được thực hiện ở những người bệnh có nguy cơ cao như: tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày, người sử dụng thuốc điều trị làm tổn thương dạ dày trong thời gian dài, lạm dụng thuốc kháng sinh khiến vi khuẩn kháng thuốc, điều trị dai dẳng không khỏi,…
Nắm được các thông tin Vi khuẩn HP và các xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn HP dạ dày sẽ giúp người bệnh chủ động hơn. Hiện nay, BVĐK tỉnh Cao Bằng có thực hiện kỹ thuật test HP bằng phương pháp test HP trong máu bệnh nhân có thể để thăm khám, tư vấn chỉ định thực hiện test HP phù hợp cũng như sàng lọc phòng ngừa nguy cơ ung thư dạ dày nếu cần thiết.
Xét nghiệm máu kiểm tra vi khuẩn HP