Viêm da cơ địa, nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng tránh
- Thứ sáu - 18/03/2022 00:02
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính tiến triển từng đợt. Bệnh thường xuất hiện ở những cá thể có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như: hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mày đay
1. Nguyên nhân
Yếu tố môi trường đóng vai trò động lực: Ô nhiễm môi trường; Các dị nguyên có trong bụi nhà, lông súc vật, quần áo, đồ dùng gia đình…; Bệnh cơ địa liên quan nhiều giữa anh chị em ruột hơn là giữa con cái với bố mẹ do ảnh hưởng của môi trường trong thời kỳ thơ ấu; Yếu tố di truyền…
2. Chẩn đoán
Lâm sàng
Bệnh viêm da cơ địa có các biểu hiện khác nhau tuỳ theo lứa tuổi.
* Viêm da cơ địa ở trẻ nhũ nhi
+ Bệnh phát sớm khoảng 3 tuần sau sinh, thường cấp tính với các đám đỏ da, ngứa, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết và đóng vảy tiết, có thể bội nhiễm, hạch lân cận sưng to.
+ Vị trí hay gặp nhất là 2 má, có thể ở da đầu, trán, cổ, thân mình, mặt dưới các chi. Khi trẻ biết bò có thể xuất hiện tổn thương ở đầu gối. Không thấy tổn thương ở vùng tã lót.
+ Trẻ có thể dị ứng với một số thức ăn như sữa, hải sản, thịt bò, thịt gà…
* Viêm da cơ địa ở trẻ em
+ Thương tổn là các sẩn đỏ, vết trợt, da dày, mụn nước khu trú hay lan toả cấp tính kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát. Vị trí hay gặp nhất là ở khoeo, nếp gấp khuỷu tay, mi mắt, hai bên cổ, cẳng tay, ở cổ có sạm damạng lưới, ít khi ở mặt duỗi các chi.
+ Bệnh thường trở nên cấp tính khi trẻ tiếp xúc với lông súc vật, gia cầm, mặc đồ len, dạ…
*Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn
+ Biểu hiện là mụn nước, sẩn đỏ dẹt, có vùng da mỏng trên mảng da dày, lichen hoá, ngứa. Vị trí hay gặp: nếp gấp khuỷu, khoeo, cổ, rốn, vùng da quanh mắt đối với thanh thiếu niên. Khi bệnh lan toả thì vùng nặng nhất là các nếp gấp. Viêm da quanh mi mắt, chàm ở vú.
3. Điều trị:
4. Phòng bệnh.
Phòng bệnh rất cần thiết đối với bệnh viêm da cơ địa để tránh tình trạng tái phát và nặng bệnh với các biện pháp như:
Giữ phòng ngủ thoáng mát, tránh tiếp xúc lông gia súc, gia cầm, len, dạ, giảm bụi nhà, giảm stress, nên mặc đồ vải cotton; Tắm nước ấm, không quá nóng, không quá lạnh, nhiệt độ < 36°C, ngay sau khi tắm xong bôi thuốc ẩm da, dưỡng da. Nếu dùng xà phòng thì chọn loại ít kích ứng; Vệ sinh vùng tã lót ở trẻ nhỏ tránh chất tiết gây kích thích; Bôi thuốc làm ẩm da hàng ngày và thường xuyên nhất là về mùa đông, ngày 2-3 lần; Giữ độ ẩm không khí trong phòng; Ăn kiêng chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nặng, trẻ nhỏ, khi đã xác định rõ loại thức ăn gây kích thích.
Yếu tố môi trường đóng vai trò động lực: Ô nhiễm môi trường; Các dị nguyên có trong bụi nhà, lông súc vật, quần áo, đồ dùng gia đình…; Bệnh cơ địa liên quan nhiều giữa anh chị em ruột hơn là giữa con cái với bố mẹ do ảnh hưởng của môi trường trong thời kỳ thơ ấu; Yếu tố di truyền…
2. Chẩn đoán
Lâm sàng
Bệnh viêm da cơ địa có các biểu hiện khác nhau tuỳ theo lứa tuổi.
* Viêm da cơ địa ở trẻ nhũ nhi
+ Bệnh phát sớm khoảng 3 tuần sau sinh, thường cấp tính với các đám đỏ da, ngứa, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết và đóng vảy tiết, có thể bội nhiễm, hạch lân cận sưng to.
+ Vị trí hay gặp nhất là 2 má, có thể ở da đầu, trán, cổ, thân mình, mặt dưới các chi. Khi trẻ biết bò có thể xuất hiện tổn thương ở đầu gối. Không thấy tổn thương ở vùng tã lót.
+ Trẻ có thể dị ứng với một số thức ăn như sữa, hải sản, thịt bò, thịt gà…
* Viêm da cơ địa ở trẻ em
+ Thương tổn là các sẩn đỏ, vết trợt, da dày, mụn nước khu trú hay lan toả cấp tính kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát. Vị trí hay gặp nhất là ở khoeo, nếp gấp khuỷu tay, mi mắt, hai bên cổ, cẳng tay, ở cổ có sạm damạng lưới, ít khi ở mặt duỗi các chi.
+ Bệnh thường trở nên cấp tính khi trẻ tiếp xúc với lông súc vật, gia cầm, mặc đồ len, dạ…
*Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn
+ Biểu hiện là mụn nước, sẩn đỏ dẹt, có vùng da mỏng trên mảng da dày, lichen hoá, ngứa. Vị trí hay gặp: nếp gấp khuỷu, khoeo, cổ, rốn, vùng da quanh mắt đối với thanh thiếu niên. Khi bệnh lan toả thì vùng nặng nhất là các nếp gấp. Viêm da quanh mi mắt, chàm ở vú.
3. Điều trị:
- Tắm hàng ngày bằng nước ấm với xà phòng có ít chất kiềm. Sau khi tắm dùng các thuốc làm ẩm da.
- + Corticoid được dùng nhiều trong điều trị viêm da cơ địa. .
- Cần tính để lượng thuốc bôi trong 1 tuần và giảm liều một cách từ từ, tránh tái phát.
- Có thể dùng mỡ kháng sinh hoặc mỡ corticoid có thêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.
- Làm ẩm da
- Thuốc bạt sừng bong vảy
- Thuốc ức chế miễn dịch
- Điều trị toàn thân: Kháng histamin ; Kháng sinh ; Corticoid.
4. Phòng bệnh.
Phòng bệnh rất cần thiết đối với bệnh viêm da cơ địa để tránh tình trạng tái phát và nặng bệnh với các biện pháp như:
Giữ phòng ngủ thoáng mát, tránh tiếp xúc lông gia súc, gia cầm, len, dạ, giảm bụi nhà, giảm stress, nên mặc đồ vải cotton; Tắm nước ấm, không quá nóng, không quá lạnh, nhiệt độ < 36°C, ngay sau khi tắm xong bôi thuốc ẩm da, dưỡng da. Nếu dùng xà phòng thì chọn loại ít kích ứng; Vệ sinh vùng tã lót ở trẻ nhỏ tránh chất tiết gây kích thích; Bôi thuốc làm ẩm da hàng ngày và thường xuyên nhất là về mùa đông, ngày 2-3 lần; Giữ độ ẩm không khí trong phòng; Ăn kiêng chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nặng, trẻ nhỏ, khi đã xác định rõ loại thức ăn gây kích thích.