Xét nghiệm mỡ máu định kỳ để phát hiện những nguy cơ mắc bệnh liên quan đến rối loạn mỡ máu
- Thứ hai - 16/08/2021 23:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Xét nghiệm mỡ máu là phương pháp cận lâm sàng để phát hiện, chẩn đoán những nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn lipid máu. Từ đó có thể giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phòng ngừa và trị bệnh. Mỡ máu (lipid máu) là thành phần cấu tạo nên một số hormone và được chuyển hóa bởi acid mật. Lipid máu có vai trò trong cấu trúc tế bào, đặc biệt là cấu trúc màng tế bào và giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Mỡ máu bao gồm nhiều thành phần, trong đó, Cholesterol là thành phần chủ yếu và là thành phần quan trọng nhất. Cholesterol có mặt trong nhiều bộ phận như cấu trúc màng tế bào, tiền chất tạo vitamin D và một số hormone…
Cholesterol giúp cơ thể phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Tuy nhiên, Cholesterol lại rất có hại khi có sự rối loạn giữa các loại Cholesterol, bệnh lý điển hình nhất là xơ vữa động mạch. Ngoài ra rối loạn Cholesterol cũng tăng nguy cơ gây nên nhiều bệnh lý tim mạch như , , ... Triệu chứng bệnh mỡ máu không rõ rệt nên cần xét nghiệm mỡ máu để phát hiện.
Xét nghiệm mỡ máu, hay còn gọi là xét nghiệm lipid máu (blood lipid test) nhằm kiểm tra nồng độ các thành phần mỡ máu:Cholesterol; Triglyceride; Lipid; HDL-C; LDL-C; Apo A1, Apo B.
Cholesterol là chất mỡ không hòa tan trong nước nên buộc phải kết hợp với chất dễ tan trong nước như Lipoprotein để dễ dàng di chuyển trong máu. Do đó, khi xét nghiệm mỡ máu, ngoài việc định lượng số Cholesterol còn phân tích lượng Cholesterol theo các loại Lipoprotein như LDL-C (lipoprotein tỷ trọng thấp) và (Lipoprotein tỷ trọng cao).
Xét nghiệm lipid máu (tầm soát rối loạn lipid máu) được chỉ định cho những người có biểu hiện lâm sàng của bệnh tim mạch, các dấu hiệu liên quan đến tăng nguy cơ tim mạch.Tiến hành tầm soát rối loạn lipid máu bất kỳ khi nào cần tầm soát các yếu tố nguy cơ gây tim mạch, những người có tình trạng viêm mạn tự miễn như viêm khớp thấp, lupus ban đỏ hệ thống, vảy nến. Phụ nữ đái tháo đường hoặc cao huyết áp trong thai kỳ cũng là đối tượng có nguy cơ về tim mạch. Những người hút thuốc lá, nam giới bị rối loạn cương dương, những người bị bệnh thận mạn tính, người bị rối loạn lipid máu di truyền với biểu hiện như u vàng (xanthoma), xanthelasma dưới 45 tuổi, người trong gia đình có tiền sử về rối loạn lipid máu cũng được chỉ định.
Trước khi xét nghiệm mỡ máu, cần lưu ý nhịn ăn không dung nạp bất kỳ loại thực phẩm nào vào cơ thể trong vòng từ 8 – 12 giờ. Các thành phần có trong thực phẩm (lipid, glucose…) gây rối loạn các chỉ số, dẫn đến sự sai lệch trong kết luận bệnh. Không uống sữa, thuốc, nước ngọt, cà phê, hút thuốc… trước khi xét nghiệm 24 giờ. Các loại nước này sẽ tác động đến chỉ số sinh hóa máu nên kết quả xét nghiệm không chính xác. Uống đủ nước.
Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất vào buổi sáng. Nguyên do là nồng độ một số chất có thể thay đổi tùy vào thời điểm lấy máu, ví dụ, nồng độ cortisol, sắt huyết thanh và glucose cao nhất vào buổi sáng 6 – 8 giờ và giảm dần vào buổi chiều và nửa đêm.
Cholesterol giúp cơ thể phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Tuy nhiên, Cholesterol lại rất có hại khi có sự rối loạn giữa các loại Cholesterol, bệnh lý điển hình nhất là xơ vữa động mạch. Ngoài ra rối loạn Cholesterol cũng tăng nguy cơ gây nên nhiều bệnh lý tim mạch như , , ... Triệu chứng bệnh mỡ máu không rõ rệt nên cần xét nghiệm mỡ máu để phát hiện.
Xét nghiệm mỡ máu, hay còn gọi là xét nghiệm lipid máu (blood lipid test) nhằm kiểm tra nồng độ các thành phần mỡ máu:Cholesterol; Triglyceride; Lipid; HDL-C; LDL-C; Apo A1, Apo B.
Cholesterol là chất mỡ không hòa tan trong nước nên buộc phải kết hợp với chất dễ tan trong nước như Lipoprotein để dễ dàng di chuyển trong máu. Do đó, khi xét nghiệm mỡ máu, ngoài việc định lượng số Cholesterol còn phân tích lượng Cholesterol theo các loại Lipoprotein như LDL-C (lipoprotein tỷ trọng thấp) và (Lipoprotein tỷ trọng cao).
Xét nghiệm lipid máu (tầm soát rối loạn lipid máu) được chỉ định cho những người có biểu hiện lâm sàng của bệnh tim mạch, các dấu hiệu liên quan đến tăng nguy cơ tim mạch.Tiến hành tầm soát rối loạn lipid máu bất kỳ khi nào cần tầm soát các yếu tố nguy cơ gây tim mạch, những người có tình trạng viêm mạn tự miễn như viêm khớp thấp, lupus ban đỏ hệ thống, vảy nến. Phụ nữ đái tháo đường hoặc cao huyết áp trong thai kỳ cũng là đối tượng có nguy cơ về tim mạch. Những người hút thuốc lá, nam giới bị rối loạn cương dương, những người bị bệnh thận mạn tính, người bị rối loạn lipid máu di truyền với biểu hiện như u vàng (xanthoma), xanthelasma dưới 45 tuổi, người trong gia đình có tiền sử về rối loạn lipid máu cũng được chỉ định.
Trước khi xét nghiệm mỡ máu, cần lưu ý nhịn ăn không dung nạp bất kỳ loại thực phẩm nào vào cơ thể trong vòng từ 8 – 12 giờ. Các thành phần có trong thực phẩm (lipid, glucose…) gây rối loạn các chỉ số, dẫn đến sự sai lệch trong kết luận bệnh. Không uống sữa, thuốc, nước ngọt, cà phê, hút thuốc… trước khi xét nghiệm 24 giờ. Các loại nước này sẽ tác động đến chỉ số sinh hóa máu nên kết quả xét nghiệm không chính xác. Uống đủ nước.
Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất vào buổi sáng. Nguyên do là nồng độ một số chất có thể thay đổi tùy vào thời điểm lấy máu, ví dụ, nồng độ cortisol, sắt huyết thanh và glucose cao nhất vào buổi sáng 6 – 8 giờ và giảm dần vào buổi chiều và nửa đêm.