– Nếu xuất hiện các triệu chứng đau nhẹ dọc vùng hông lưng bên có sỏi, tiểu có lẫn máu và sẽ hết trong một vài lần đi tiểu thì người bệnh có thể yên tâm nghỉ ngơi và theo dõi thêm.
– Nếu trình trạng đau trở nên gắt hơn, nước tiểu đậm màu máu, không nhạt dần sau nhiều lần đi tiểu, sốt cao, ớn lạnh thì nên nhanh chóng trở lại viện kiểm tra để xử lý biến chứng nếu có.
– Trong thời gian sonde JJ vẫn còn trong cơ thể người bệnh nên hạn chế vận động mạnh, chạy nhảy, chỉ nên đi lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý để tránh làm xô lệch, cọ xát sonde JJ vào niêm mạc niệu quản.
– Khi có đơn thuốc được bổ sung sử dụng sau tán sỏi, bạn cũng nên uống theo đúng hướng dẫn để tăng hiệu quả điều trị, hạn chế những triệu chứng hoặc biến chứng xảy ra.
– Đặc biệt người bệnh cần đến đúng lịch trình rút sonde JJ bởi sonde JJ để lâu trong cơ thể hoặc quên rút có thể làm tăng nguy cơ hình hình sỏi, tạo điều kiện cho sỏi bám dính.
Sau khi đã rút sonde JJ niệu quản
Sau khi bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân hoàn toàn ổn định, sonde JJ niệu quản sẽ được rút khỏi hệ tiết niệu. Lúc này người bệnh cần tự chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng tránh sỏi quay lại bằng cách:
– Thăm khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/ lần để điều chỉnh kịp thời lối sống hạn chế tái phát sỏi hoặc để phát hiện sỏi sớm giúp điều trị bằng những cách đơn giản nhẹ nhàng nhất.
– Luôn uống nhiều nước, đảm bảo đủ nước cho cơ thể bằng cách theo dõi màu sắc của nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng trong nghĩa là bạn đã uống đủ nước, ngược lại nếu nước tiểu có màu vàng sậm nghĩa là bạn cần bổ sung thêm nước ngay lập tức.
– Nên hạn chế uống rượu bia, chất kích thích, đồ uống công nghiệp, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, hạn chế ăn quá nhiều đường, nhiều muối, nhiều thực phẩm giàu oxalate.
– Không nên nhịn tiểu lâu và liên tục, nên vận động luyện tập thể dục hàng ngày để quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi, các chất cặn thải được nhanh chóng đào thải ra bên ngoài.