Cũng theo các bác sĩ phòng khám sản, vào mùa hè, chị em không chỉ phải đối mặt với thời tiết khó chịu, nóng bức mà còn phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Trong đó có bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Đó là căn bệnh do mất cân bằng trong môi trường âm đạo, tạo điều kiện để vi khuẩn có hại sinh sôi và tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, từ đó gây bệnh cho cơ thể. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm hoặc tạp trùng. Bệnh này có tình trạng như viêm âm đạo với các dấu hiệu như ra nhiều huyết trắng ở âm đạo và có mùi hôi. Cổ tử cung bị bộc lộ ra ngoài nên không nhẵn bóng và có màu hồng mà chuyển sang màu đỏ thẫm, có khí hư nhầy bao phủ xung quanh.
Vì viêm lộ tuyến khiến tăng dịch tiết âm đạo nên cửa mình của chị em luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, virus phát triển gây nên viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, nguy cơ viêm nhiễm ngược thành viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung. Ngoài ra, bề mặt tử cung bị sưng đỏ khiến dễ bị xuất huyết bất thường, làm chị em ngại chuyện chăn gối, ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng.
Cũng vì lượng dịch âm đạo nhiều bất thường cản trở tinh trùng bơi vào kết hợp với trứng, mặt khác độ pH âm đạo mất cân bằng cũng có thể khiến tinh trùng khó sống sót. Vì vậy ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tăng nguy cơ vô sinh ở phái nữ.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường tái đi tái lại, khó mà trị dứt điểm, những tổn thương này có thể dẫn đến nhiễm trùng hậu sản, đau vùng tiểu khung, ung thư cổ tử cung. Vì vậy, để giảm mức độ nguy hiểm của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện và xử lý kịp thời.
Chị em cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra. Ở giai đoạn đầu, viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 1 có thể chỉ cần uống kháng sinh và thuốc đặt âm đạo là khỏi. Nhưng khi bệnh nặng hơn, sang độ 2 nhất là viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3 – mức độ nặng nhất thì cần sử dụng phương pháp hiện đại như đốt điện, laser, áp lạnh,…
Sau khi thăm khám và điều trị, người bệnh được tư vấn chế độ ăn uống đủ chất và sinh hoạt khoa học: Tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ uống chứa chất kích thích. Hạn chế làm việc nặng, kiêng “quan hệ” trong thời gian điều trị, nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Bên cạnh đó cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày với dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH=[4-6] giúp cân bằng độ pH âm đạo, giảm tình trạng ngứa ngáy, khử mùi hôi và ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm nấm ngứa.