1. Xét nghiệm kháng nguyên bề mặt (HBsAg)
Xét nghiệm HBsAg là cách duy nhất để chẩn đoán viêm gan B mạn. Nếu HBsAg(+) kéo trên 6 tháng nghĩa là bệnh nhân đã mắc viêm gan B mạn. Do phần lớn bệnh nhân viêm gan B tại Việt nam mắc vi rút từ lúc sinh hoặc khi còn nhỏ, xét nghiệm HBsAg(+) thường có nghĩa là đã mắc viêm gan B mạn. Người có HBsAg(+) cần được tư vấn và khám định kỳ để giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh gan mạn và .
2. Anti-HBs
Xét nghiệm anti-HBs là để kiểm tra xem đã có miễn dịch bảo vệ hay chưa. Anti-HBs tạo ra sau tiêm phòng hoặc do trước đây đã mắc vi rút viêm gan B và tự hồi phục.
3. Total anti-HBc
Là xét nghiệm để kiểm tra xem bệnh nhân đã từng mắc vi rút trước đây chưa. Xét nghiệm này rất hữu ích trong việc sàng lọc khi truyền máu nhưng không phân biệt được người hiện đang mắc mạn với người đã hồi phục và có miễn dịch bảo vệ với viêm gan B
Trong thực tế, các bác sỹ thường chỉ định phối xét nghiệm Anti-HBc và HBsAg để có chẩn đoán chính xác
4. Chỉ số IgM anti-HBc
Đây là xét nghiệm để xác định tình trạng nhiễm vi rút Viêm gan B. Chỉ làm xét nghiệm IgM anti-HBc nếu nghi ngờ bệnh nhân mới nhiêm rút gần đây (do kim đâm khi tiêm hoặc do quan hệ tình dục không bảo vệ với người mắc Viêm gan B). Nếu mắc viêm gan B cấp, bệnh nhân có thể tiến triển thành mạn tính hoặc không.
Các xét nghiệm trên đây sẽ giúp các bác sỹ sàng lọc bệnh nhân Viêm gan B và đưa ra những lời khuyên về việc tiêm chủng Vaccine, theo dõi điều trị và phòng tránh lây lan, đặc biệt là các cặp vợ chồng mới cưới, hoặc phụ nữ đang mang thai.