Thời điểm mắc bệnh hay gặp nhất là vào mùa thu và mùa đông xuân với các triệu chứng thường gặp như:
• Quấy khóc hoặc đau bụng từng cơn, mỗi cơn cách nhau khoảng 3- 5 phút
• Nôn
Hình ảnh minh họa.
📌Rất khó để xác định nguyên nhân gây bệnh lồng ruột, tuy nhiên các bác sỹ chỉ ra một số yếu tố nguy cơ như:
• Giao mùa trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp, gây rối loạn tiêu hóa.
• Thay đổi chế độ ăn, từ sữa mẹ sang ăn dặm.
• Kích thước ruột non và ruột già không đều, nhu động ruột chưa ổn định.
• Các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm hạch mạc treo, viêm ruột, ...
• Khối u như polyp ruột, nang ruột đôi, túi thừa Meckel…
• Tuổi tác: độ tuổi dễ bị lồng ruột nhất là từ 4 - 12 tháng tuổi; giảm dần ở lứa tuổi lớn hơn.
• Giới tính: nguy cơ mắc bệnh ở bé trai thường cao gấp 2 - 3 lần so với các bé gái.
Giai đoạn nghiêm trọng hơn:
• Phân nhầy máu, máu tươi
• Mệt lả do trẻ nôn nhiều, ăn kém, mất điện giải.
• Sốt, hạ thân nhiệt, hạ đường máu.
• Thăm khám bụng trẻ có thể sờ thấy có khối lồng di động vùng hạ sườn phải
• Siêu âm: Thấy khối lồng ruột.
ĐIỀU TRỊ: Trẻ có các triệu chứng quấy khóc, đau bụng cơn, nôn, ỉa máu cần cho trẻ tới bệnh viện khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Theo các bác sỹ Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh cho biết: Hiện tại, Bệnh viện điều trị lồng ruột cho trẻ bằng phương pháp “Tháo lồng bằng bơm hơi vào đại tràng dưới hướng dẫn của siêu âm, X-Quang (có gây mê hoặc không gây mê)”. Trong trường hợp trẻ đến muộn, có biểu hiện viêm phúc mạc do thủng ruột, hoặc tháo lồng bằng bơm hơi đại tràng không kết quả do khối lồng quá chặt trẻ phải phẫu thuật để tháo lồng hoặc cắt đoạn ruột hoại tử.
🧑⚕️Bác sỹ khuyến cáo: Các gia đình cần chú ý đến các dấu hiệu trẻ quấy khóc hoặc đau bụng từng cơn, nôn, ỉa máu cần đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh có uy tín như casino online tutbn
để được các bác sỹ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong