Sòng bạc trực tuyến việt nam | Casino online tutbn

Phân biệt cúm B với cảm lạnh thông thường

Thứ hai - 07/11/2022 02:18
Bệnh cúm B thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường, với những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, nhưng các triệu chứng của bệnh cúm B thường nghiêm trọng hơn.
Phân biệt cúm B với cảm lạnh thông thường
Cúm B lây từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ (có chứa vi rút cúm) trong không khí khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện; có thể lây do trẻ chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm bởi các giọt bị nhiễm bệnh rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của trẻ. Thời gian ủ bệnh của cúm B từ 1 đến 4 ngày kể từ khi bị nhiễm vi rút cúm. Trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có thể có thời gian ủ bệnh lâu hơn
Bệnh cúm B tiến triển thường lành tính, tuy nhiên ở người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi và trẻ em có thể bị biến chứng nặng và nguy hiểm hơn, trong đó có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Triệu chứng của bệnh cúm B
Triệu chứng của bệnh cúm B không quá rõ ràng so với cúm thông thường, tuy nhiên, người mắc cúm B có triệu chứng xuất hiện trên nhiều bộ phận của cơ thể. Trong đó các biểu hiện toàn thân là viêm long đường hô hấp trên, với các triệu chứng ho, sốt cao, đau đầu, đau họng, đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi cảm thấy kiệt sức. Trẻ em bị cúm cũng có thể có các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy). Mặc dù một số triệu chứng cúm có thể tương tự như cảm lạnh và đa số sẽ bình phục sau 1 - 2 tuần, nhưng ho và mệt mỏi có thể kéo dài hơn 2 tuần.
Ở hệ hô hấp
Không có triệu chứng điển hình của nhiễm cúm, mà thường có các biểu hiện nhầm lẫn với triệu chứng của viêm long đường hô hấp. Chính vì điều này nên người bệnh không thể tự nhận biết, phân biệt được, dễ nhầm lẫn nhiễm cúm B và cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, cần dựa vào các triệu chứng khác để phán đoán bệnh tình và gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị sớm.
Ở hệ tiêu hoá, người mắc cúm B có thể có biểu hiện buồn nôn, ở trẻ em thường nôn nhiều, kèm theo đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, ăn không ngon…
Mặc dù là một bệnh lý lành tính, với các biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác, nhưng cúm B cũng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp cấp tính, viêm cơ tim, suy thận, nhiễm trùng huyết...
Đối tượng nào dễ mắc cúm B tiến triển nặng và dấu hiệu cần nhập viện
Cúm chưa có biến chứng, nghĩa là loại nhẹ có biểu hiện hội chứng cúm đơn thuần. Cúm có biến chứng cúm nặng là ca bệnh nghi ngờ hoặc xác định có tổn thương ở phổi, với biểu hiện suy hô hấp trên lâm sàng, thở nhanh, khó thở, SpO2 giảm… có hoặc kèm theo các biến chứng thứ phát như viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng.
Người bệnh có các dấu hiệu nặng lên của các bệnh lý mạn tính kèm theo (bệnh phổi, bệnh gan, suy thận, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về máu).
Đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm:
+ Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ mắc những bệnh mạn tính, chậm phát triển trí tuệ hoặc vận động, hen phế quản, tim bẩm sinh, suy thận mạn, xơ gan; Trẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì; Suy giảm miễn dịch bẩm sinh...
+ Người cao tuổi trên 65 tuổi
+ Phụ nữ có thai
+ Người lớn mắc các bệnh mạn tính và suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS).
Cần làm gì khi nghi ngờ mắc cúm B
Với các triệu chứng dễ nhầm lẫn nên nhiều người bệnh thường chủ quan, dẫn đến các biến chứng khi nhiễm cúm B. Vì vậy, nếu có các biểu hiện nghi ngờ, cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài và nặng thêm, sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể, với cúm B có biến chứng sẽ được nhập viện để điều trị.
Cúm B chưa biến chứng có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe, nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.
Để phòng bệnh cúm B cũng như các bệnh lây nhiễm khác, người bệnh cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm, tăng cường rửa tay, giữ vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.
Đối với người nghi ngờ mắc cúm B cần phòng lây nhiễm từ người bệnh, cách ly người bệnh ở buồng riêng, thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh, quần áo, dụng cụ của người bệnh.
Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm, nhất là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm, trong đó có trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi; Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…); Người trên 65 tuổi.
Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc. Đặc biệt, khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi... cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, do đó nhiều người mắc bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A và cúm B).
Triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Theo Bộ Y tế hàng năm Việt Nam vẫn ghi nhận từ 600.000 - 1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa,  số mắc ghi nhận quanh năm và có xu hướng gia tăng vào thời điểm chuyển mùa hè - thu, đông - xuân.
Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo:
1. Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.
2. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
3. Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
4. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
5. Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

 

Nguồn tin: Phòng Công tác xã hội casino online tutbn :

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
FANPAGE
lichtrucphongban
KHAMONLINE
 
1
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay7,785
  • Tháng hiện tại169,333
  • Tổng lượt truy cập3,857,486
 
LOGOBENHVIENok
©  Sòng bạc trực tuyến việt nam | Casino online tutbn  All rights reserved
Địa chỉ: Km2, đường Đông khê, Phường Tân Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Điện thoại: 02063 954 216  -  Fax: 02063 954 216
Ghi rõ nguồn //oktrux.com khi phát hành lại thông tin từ địa chỉ này.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Truyền hình trực tiếp chọi gà - Đá gà thomo360 Sòng bạc trực tuyến việt nam | Casino online uy tín dkbuu Sòng bài trực tuyến | Casino online dialogoupr Trang web Casino số 1 Việt Nam - Casino trực tuyến uy tín Truyền hình trực tiếp chọi gà - Đá gà trực tiếp thomo Cờ bạc trực tuyến | Casino trực tuyến social.bet Trang web Casino số 1 Việt Nam - Casino trực tuyến Sòng bài trực tuyến | Casino online seag2011.com Sòng bài trực tuyến | Casino online social.bet Sòng bài trực tuyến | Casino online fund