Vẩy nến là căn bệnh tự miễn với sự gia tăng tốc độ sản sinh các tế bào da trên cơ thể. Những tế bào này nhanh chóng chồng chất lên nhau tạo nên các mảng da có màu trắng đục trên bề mặt da. Hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng tấn công các tế bào da khỏe mạnh. Khi làn da không có sự cân bằng giữa việc sản sinh tế bào với tiêu hủy tế bào mới sẽ khiến người bệnh mắc phải bệnh vảy nến. Bệnh thường tiến triển thành nhiều đợt. Hiện tại vẫn chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu nhưng người bệnh có thể kiểm soát căn bệnh này bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày và các đợt điều trị triệu chứng phù hợp.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, và có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở da đầu. Một số bệnh nhân mắc bệnh vảy nến toàn thân sẽ khó chữa trị hơn. Bệnh vảy nến không lây, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại rất dai dẳng, khó chữa trị dứt điểm và để lại nhiều di chứng.
Vẩy nến là một bệnh mạn tính, đến nay chưa có phương pháp giúp điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh có thể kiểm soát được. Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị là kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến. Lựa chọn phương pháp điều trị bệnh cần phải cân nhắc về tuổi, thể bệnh, vị trí thương tổn, diện tích da bị bệnh, các phương pháp và các thuốc đã sử dụng. Các bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc bôi tại chỗ. Trường hợp vẩy nến nặng hơn (những tổn thương nghiêm trọng hoặc nhiều tổn thương), có thể cân nhắc điều trị bằng các thuốc UVB, laser) cũng điều trị hiệu quả bệnh vẩy nến.
Để tránh biến chứng do vẩy nến gây ra người bệnh khi có các tổn thương trên da, giác đỏ nhiều vảy đặc biệt vùng da hở khuỷu tay đầu gối, trên đầu, tổn thương móng tay, rỗ móng dày sừng ở móng kèm theo tổn thương da cần đi khám sớm để điều trị kịp thời.Cách tốt nhất để ngăn ngừa sẹo là hạn chế các đợt bùng phát, đồng thời kiểm soát các triệu chứng khi đợt bùng phát xảy ra. Một số biện pháp phòng ngừa như: kiểm soát các yếu tố kích ứng - nếu tình trạng căng thẳng, các loại thực phẩm hoặc hút thuốc lá có thể kích hoạt đợt bùng phát mới người bệnh cần tránh các yếu tố nguy hiểm trên.
Bệnh nhân vẩy nến không nên tự ý dùng thuốc (đặc biệt là các thuốc Đông y, gia truyền, thuốc chứa thành phần corticoid), tuân thủ theo điều trị của bác sĩ và thường xuyên đến tái khám theo hẹn.
Ngoài việc tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh vẩy nến. Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và đầy đủ dưỡng chất, trong đó nên bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, axit béo omega-3, kẽm, acid folic, beta caroten,... hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột và đường, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, các thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp. Một trong những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh vẩy nến hiệu quả là tránh tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại. Nếu do đặc thù công việc thì cần phải mặc đầy đủ đồ bảo hộ, đeo găng tay nhằm tránh nhiễm độc sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Nghỉ ngơi hợp lý không làm việc quá sức, cần có chế độ nghỉ ngơi một cách hợp lý. Tránh căng thẳng, stress vì sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Bên cạnh đó, cần thường xuyên vận động nhằm giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.